CÙNG PHỤ HUYNH PHÒNG CHỐNG BỆNH THỦY ĐẬU
- Thứ năm - 01/04/2021 09:04
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bài viết nói về việc tuyên truyền cùng với phụ huynh học sinh trong
trường có thêm kiến thức, kỹ năng về những dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh,
cách chăm sóc và phòng bệnh thủy đậu cho trẻ..
trường có thêm kiến thức, kỹ năng về những dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh,
cách chăm sóc và phòng bệnh thủy đậu cho trẻ..
CÙNG PHỤ HUYNH PHÒNG CHỐNG BỆNH THỦY ĐẬU
*Thứ nhất là: Nguyên nhân gây bệnh
- Thủy đậu là bệnh gây ra do virus varicella-zoster , mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh nhưng trẻ em là nhóm tuổi bị nhiều nhất.
- Các cơ sở chăm sóc trẻ em như: trường học và gia đình là nơi rất dễ lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với phát ban hoặc qua những bụi nước có chứa virut gây bệnh khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
- Bệnh có thể rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch lớn nhỏ ở nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém.
* Thứ hai là: Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh.
Những dấu hiệu bệnh thủy đậu được chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn khởi phát: tương tự như những trường hợp nhiễm vi rút khác, bệnh nhân có những triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau mỏi cơ,… Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở trẻ em thường không có dấu hiệu cảnh báo bệnh
+ Giai đoạn phát bệnh: trên người bệnh nhân nổi những mụn nhỏ (nốt rạ). Đặc điểm của nốt mụn này là kích thước nhỏ hình tròn xuất hiện trong khoảng 12 - 24 tiếng đồng hồ. Sau đó, chúng sẽ phát triển thành các mụn nước, bóng nước. Những nốt mụn này có thể xuất hiện khắp cơ thể hoặc rải rác vài nơi. Số lượng trung bình ở bệnh nhân thủy đậu thường là 100 - 500 nốt. Bởi trong nốt rạ có chứa vi rút thế nên khi tiếp xúc trực tiếp với dịch có trong nốt rạ sẽ bị lây nhiễm thủy đậu. Đối với trường hợp mụn nước tự khô biến thành vảy sẽ tự hết trong khoảng 4 - 5 ngày. Bệnh thủy đậu ở trẻ em thường kéo dài trong vòng 5 - 10 ngày khiến các bé phải nghỉ học.
- Cần lưu ý rằng, nếu không được kiểm soát và chữa trị đúng cách bệnh thủy đậu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng trên da, nhiễm trùng máu, xương/khớp, thậm chí là viêm phổi, viêm não,…
* Thứ ba là: Chăm sóc và phòng bệnh
- Chống nhiễm khuẩn, hạ sốt, an thần .
- Tại chỗ : Nốt đậu dập vỡ nên chấm xanh methylen.
- Nên cách ly người bệnh 5 đến 7 ngày để tránh lây lan.
- Luôn mặc quần áo thoáng mát, tránh nước và gió cho người bệnh…
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Ăn uống đủ chất, uống nhiều nước trong ngày.
- Chú ý cắt ngắn móng tay, giữ sạch tay.
- Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan vô khuẩn hoặc phấn rôm khắp người đề trẻ đỡ ngứa.
- Tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn.
- Tránh cọ xát là các bóng nước bị vỡ.
- Tiêm phòng vacxin chống thủy đậu.
Qua bài tuyên truyền hôm nay tôi mong tất cả các bậc phụ huynh hiểu rõ sự nguy hiểm của bệnh thủy đậu. Từ đó tự biết cách bảo vệ , chăm sóc cho con em mình, cho bản thân, những người trong gia đình và những người xung quanh tốt hơn.