ĐIỆN BIÊN MIỀN ĐẤT HỨA
- Thứ bảy - 31/08/2024 22:23
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Có lẽ vậy, mỗi khi nhắc đến Điện Biên chúng ta vẫn không khỏi bồi hồi, thổn thức và tự hào. Bên cạnh truyền thống yêu nước là nền văn hoá lâu đời. Trên mảnh đất lịch sử Điện Biên, người Thái là một trong 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, chiếm 37,99% trong tổng số trên 55 vạn dân của tỉnh.
Tôi sinh và lớn lên trên mảnh đất lịch sử Điện Biên Phủ. Nơi người ta thường truyền tai nhau kể về chiến thắng lịch sử : “lừng lẫy năm châu trấn động địa cầu”. Nơi mà hàng chục năm về trước, từng đoàn vệ quốc quân hành quân xuyên núi, ngủ rừng, như bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của nhà thơ Tố Hữu từng viết:
" Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
Những đồng chí, thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão,
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm.
Những bàn tay xẻ núi, lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện....”
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
Những đồng chí, thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão,
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm.
Những bàn tay xẻ núi, lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện....”
Có lẽ vậy, mỗi khi nhắc đến Điện Biên chúng ta vẫn không khỏi bồi hồi, thổn thức và tự hào. Bên cạnh truyền thống yêu nước là nền văn hoá lâu đời. Trên mảnh đất lịch sử Điện Biên, người Thái là một trong 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, chiếm 37,99% trong tổng số trên 55 vạn dân của tỉnh. Người Thái đã tạo ra cho mình những phong tục tập quán và bản sắc văn hoá riêng, cộng đồng người Thái Điện Biên gồm 2 nhóm ngành: Thái Đen và Thái Trắng.
Trang phục: “Mường Then là mường trời sinh ra người con gái Thái, bước ra từ rừng hoa Ban, khăn piêu em đội đầu, xinh xinh trong bộ áo cóm, em nghiêng nghiêng bên dòng Nậm Rốm...”. Bà tôi vẫn thường kể cho tôi nghe về những cuộc kháng chiến khi bà còn nhỏ, những cô gái Thái tay súng tay cuốc, sáng tăng gia sản xuất, tối cầm súng trở thành những cô dân quân bảo vệ buôn làng. Nổi bật trong trang phục của người Thái là bộ váy áo của phụ nữ, gồm áo ngắn (xửa cỏm) được đính hàng khuy bạc hình bướm, ve, nhện... chạy trên đường nẹp ngực áo, bó sát thân. Váy: thường màu chàm, hình ống, kèm theo là thắt lưng giúp cho cạp váy giữ chặt eo bụng. Phụ nữ Thái đen sử dụng khăn (piêu) đội đầu, phụ nữ Thái trắng dùng nón (cúp) đội đầu, trang trí thêm cho bộ trang phục còn có các loại vòng cổ, vòng tay, hoa tai, xá tích đeo bên hông. Trang phục của nam giới nói chung là đơn giản, gồm áo, quần, thắt lưng khăn, đội đầu, chủ yếu là màu chàm đen. Áo có kiểu áo ngắn và kiểu áo dài, Áo ngắn may bằng vải nhuộm chàm, xẻ ngực, cổ tròn, khuy áo tết nút vải, Áo dài được may từ vải chàm đen, kiểu xẻ tà, khuy cài lệnh bên sườn, thường được mặc trong các dịp lễ hội.
Nhà ở: Người Thái ở nhà sàn, với nhiều dáng vẻ khác nhau, có nhà mái khum hình mai rùa, có nhà mái phẳng, hiên và các gian hồi có lan can, có mở cửa sổ, tường nhà thưng bằng gỗ hoặc tre nứa, mái được lợp bằng tranh, cọ, ngày nay được lợp bằng ngói, tôn.... Kiến trúc của ngôi nhà sàn ngày nay có nhiều thay đổi để phù hợp với việc sử dụng thay thế các loại vật liệu xây dựng tiên tiến, bền vũng hơn, tuy nhiên mặt bằng không gian sử dụng sinh hoạt bên trong ngôi nhà hầu như vẫn giữ nguyên, mặt sàn được chia thành hai phần: một phần dành làm nơi ngủ nghỉ của các thành viên, một nửa dành cho bếp và nơi tiếp khách.
Ẩm thực: Trong ẩm thực truyền thống, người Thái nổi tiếng với các món nướng, nộm, lạp, canh, mọ và xôi. Trong các món ăn, người Thái ưa sử dụng các loại gia vị như mắc khén, ớt, tỏi, gừng... để ướp đồ ăn trước khi chế biến theo những cách riêng. Xôi là món ăn truyền thống, xôi được đồ cách thủy bằng chõ gỗ, khi chín được tãi để bay hơi nước và đưa vào ép khẩu để giữ cơm thơm dẻo lâu, cơm lam cũng là cách chế biến độc đáo được người Thái làm để đãi khách trong các dịp lễ tết. Với người Thái thì việc sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên luôn được quan tâm ưu tiên, mùa nào thức nấy, tất cả đều trở thành những món ăn đặc trưng và hấp dẫn: măng đắng, măng ngọt, rau dớn, nấm hương... Đặc biệt, trong văn hóa ẩm thực của người Thái không thể thiếu rượu, rượu được người Thái tự ủ men và cất nấu để dùng và đãi khách
Văn hóa, văn nghệ - Nghệ thuật trình diễn dân gian: Người Thái đặc biệt nổi tiếng với các điệu Xòe: Xòe vòng, Xòe khăn, Xòe nón, Xòe quạt, Xòe sạp, Xòe nhạc, Xòe chai, Xòe Hoa bên cạnh đó là các trò chơi dân gian truyền thống như: tung còn, đẩy gậy, kéo co, tó má lẹ, cờ phại... cũng rất nổi tiếng và thu hút. Người Thái thường tổ chức biểu diễn và thi đấu trong những dịp lễ hội vui chung của bản, của mường.
Lễ hội truyền thống trong năm: Một năm, người Thái có rất nhiều Lễ hội, những tháng đầu năm, sau những ngày ăn tết (kin chiêng) là đến Kin pang; những tháng tiếp theo là các nghi lễ xên bản, xên mường; tháng 7 có tết xíp xí; tháng 8, 9, 10 có mừng cơm mới.
Tôi - Một người con của dân tộc Thái Điện Biên luôn muốn mang mùi vị quê hương tôi đi khắp nơi trên đất nước, tôi muốn kể cho mọi người nghe về những câu chuyện xa xưa, về những truyền thống tốt đẹp của cha anh. Tôi luôn mong rằng những câu chuyện lịch sử, những truyền thống văn hóa về dân tộc sẽ được chúng ta gìn giữ và bảo tồn với tất cả lòng tin yêu và tự hào. Năm Du lịch quốc gia – Điện Biên 2024 với việc lựa chọn tham quan vào mùa lúa chín, các điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Điện Biên và trải nghiệm những không gian văn hoá đặc sắc của các dân tộc, trong tiết trời se lạnh và nắng không còn gắt, mời bạn đến với Điện Biên, chắc chắn bạn sẽ có những giây phút tuyệt vời!
Trang phục: “Mường Then là mường trời sinh ra người con gái Thái, bước ra từ rừng hoa Ban, khăn piêu em đội đầu, xinh xinh trong bộ áo cóm, em nghiêng nghiêng bên dòng Nậm Rốm...”. Bà tôi vẫn thường kể cho tôi nghe về những cuộc kháng chiến khi bà còn nhỏ, những cô gái Thái tay súng tay cuốc, sáng tăng gia sản xuất, tối cầm súng trở thành những cô dân quân bảo vệ buôn làng. Nổi bật trong trang phục của người Thái là bộ váy áo của phụ nữ, gồm áo ngắn (xửa cỏm) được đính hàng khuy bạc hình bướm, ve, nhện... chạy trên đường nẹp ngực áo, bó sát thân. Váy: thường màu chàm, hình ống, kèm theo là thắt lưng giúp cho cạp váy giữ chặt eo bụng. Phụ nữ Thái đen sử dụng khăn (piêu) đội đầu, phụ nữ Thái trắng dùng nón (cúp) đội đầu, trang trí thêm cho bộ trang phục còn có các loại vòng cổ, vòng tay, hoa tai, xá tích đeo bên hông. Trang phục của nam giới nói chung là đơn giản, gồm áo, quần, thắt lưng khăn, đội đầu, chủ yếu là màu chàm đen. Áo có kiểu áo ngắn và kiểu áo dài, Áo ngắn may bằng vải nhuộm chàm, xẻ ngực, cổ tròn, khuy áo tết nút vải, Áo dài được may từ vải chàm đen, kiểu xẻ tà, khuy cài lệnh bên sườn, thường được mặc trong các dịp lễ hội.
Nhà ở: Người Thái ở nhà sàn, với nhiều dáng vẻ khác nhau, có nhà mái khum hình mai rùa, có nhà mái phẳng, hiên và các gian hồi có lan can, có mở cửa sổ, tường nhà thưng bằng gỗ hoặc tre nứa, mái được lợp bằng tranh, cọ, ngày nay được lợp bằng ngói, tôn.... Kiến trúc của ngôi nhà sàn ngày nay có nhiều thay đổi để phù hợp với việc sử dụng thay thế các loại vật liệu xây dựng tiên tiến, bền vũng hơn, tuy nhiên mặt bằng không gian sử dụng sinh hoạt bên trong ngôi nhà hầu như vẫn giữ nguyên, mặt sàn được chia thành hai phần: một phần dành làm nơi ngủ nghỉ của các thành viên, một nửa dành cho bếp và nơi tiếp khách.
Ẩm thực: Trong ẩm thực truyền thống, người Thái nổi tiếng với các món nướng, nộm, lạp, canh, mọ và xôi. Trong các món ăn, người Thái ưa sử dụng các loại gia vị như mắc khén, ớt, tỏi, gừng... để ướp đồ ăn trước khi chế biến theo những cách riêng. Xôi là món ăn truyền thống, xôi được đồ cách thủy bằng chõ gỗ, khi chín được tãi để bay hơi nước và đưa vào ép khẩu để giữ cơm thơm dẻo lâu, cơm lam cũng là cách chế biến độc đáo được người Thái làm để đãi khách trong các dịp lễ tết. Với người Thái thì việc sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên luôn được quan tâm ưu tiên, mùa nào thức nấy, tất cả đều trở thành những món ăn đặc trưng và hấp dẫn: măng đắng, măng ngọt, rau dớn, nấm hương... Đặc biệt, trong văn hóa ẩm thực của người Thái không thể thiếu rượu, rượu được người Thái tự ủ men và cất nấu để dùng và đãi khách
Văn hóa, văn nghệ - Nghệ thuật trình diễn dân gian: Người Thái đặc biệt nổi tiếng với các điệu Xòe: Xòe vòng, Xòe khăn, Xòe nón, Xòe quạt, Xòe sạp, Xòe nhạc, Xòe chai, Xòe Hoa bên cạnh đó là các trò chơi dân gian truyền thống như: tung còn, đẩy gậy, kéo co, tó má lẹ, cờ phại... cũng rất nổi tiếng và thu hút. Người Thái thường tổ chức biểu diễn và thi đấu trong những dịp lễ hội vui chung của bản, của mường.
Lễ hội truyền thống trong năm: Một năm, người Thái có rất nhiều Lễ hội, những tháng đầu năm, sau những ngày ăn tết (kin chiêng) là đến Kin pang; những tháng tiếp theo là các nghi lễ xên bản, xên mường; tháng 7 có tết xíp xí; tháng 8, 9, 10 có mừng cơm mới.
Tôi - Một người con của dân tộc Thái Điện Biên luôn muốn mang mùi vị quê hương tôi đi khắp nơi trên đất nước, tôi muốn kể cho mọi người nghe về những câu chuyện xa xưa, về những truyền thống tốt đẹp của cha anh. Tôi luôn mong rằng những câu chuyện lịch sử, những truyền thống văn hóa về dân tộc sẽ được chúng ta gìn giữ và bảo tồn với tất cả lòng tin yêu và tự hào. Năm Du lịch quốc gia – Điện Biên 2024 với việc lựa chọn tham quan vào mùa lúa chín, các điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Điện Biên và trải nghiệm những không gian văn hoá đặc sắc của các dân tộc, trong tiết trời se lạnh và nắng không còn gắt, mời bạn đến với Điện Biên, chắc chắn bạn sẽ có những giây phút tuyệt vời!