GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ MẦM NON QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
- Thứ hai - 09/01/2023 22:09
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Môn học dạy trẻ hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình học tập của trẻ
Giáo dục thẩm mỹ đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục trẻ mầm non. Hoạt động tạo hình có vai trò rất lớn đối với sự nhận thức cho trẻ: là phương tiện để phát triển tư duy, trí nhớ, tưởng tượng, là con đường để giáo dục tình cảm – xã hội; giúp phát triển thể chất, ngôn ngữ cho trẻ; là một trong những hoạt động nghệ thuật, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thẩm mỹ cho trẻ; là môi trường kích thích tính tò mò, ham hiểu biết giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình còn được thể hiện trong việc tổ chức và trang bị cho giờ hoạt động tạo hình, phụ thuộc vào những đồ vật, đồ chơi hay những sự vật, hiện tượng của thiên nhiên, cuộc sống quen thuộc với trẻ. Cần có sự sạch sẽ, trật tự, ngăn nắp, cẩn thận: bút, giấy vẽ, đất nặn được chuẩn bị, sắp xếp cho tiện sử dụng và đẹp mắt; các đồ dùng được bố trí để có thể dễ dàng sử dụng, sao cho trẻ thấy muốn học và có ý thức giữ trật tự các đồ dùng phải đẹp, phải mang lại niềm vui, sự ngạc nhiên thán phục cho trẻ. Hoạt động tạo hình bao gồm nhiều hoạt động như: Vẽ, nặn, xé dán, cắt. Qua hoạt động tạo hình đã góp phần đáng kể đến việc hình thành ở trẻ những tri thức, ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển hoàn thiện cùng cảm xúc, thẩm mỹ, tính kiên trì, bền bỉ, khéo léo, giáo dục trẻ có ý thức tập thể, biết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, cởi mở, hoà đồng, có tinh thần đoàn kết cho trẻ.
Môn học dạy trẻ hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình học tập của trẻ, cũng như các hoạt động khác. Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thức của bản thân đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì hoạt động giáo dục tạo hình là một bộ phận của văn hoá tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người và môi trường ngày càng đẹp hơn cho trẻ.
Thông qua các hoạt động này, trẻ sẽ hình thành năng lực cảm thụ nghệ thuật, cụ thể vẻ đẹp của những sản phẩm mình tạo ra đồng thời rèn luyện kĩ năng quan sát, tạo hình sáng tạo.
Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình còn được thể hiện trong việc tổ chức và trang bị cho giờ hoạt động tạo hình, phụ thuộc vào những đồ vật, đồ chơi hay những sự vật, hiện tượng của thiên nhiên, cuộc sống quen thuộc với trẻ. Cần có sự sạch sẽ, trật tự, ngăn nắp, cẩn thận: bút, giấy vẽ, đất nặn được chuẩn bị, sắp xếp cho tiện sử dụng và đẹp mắt; các đồ dùng được bố trí để có thể dễ dàng sử dụng, sao cho trẻ thấy muốn học và có ý thức giữ trật tự các đồ dùng phải đẹp, phải mang lại niềm vui, sự ngạc nhiên thán phục cho trẻ. Hoạt động tạo hình bao gồm nhiều hoạt động như: Vẽ, nặn, xé dán, cắt. Qua hoạt động tạo hình đã góp phần đáng kể đến việc hình thành ở trẻ những tri thức, ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển hoàn thiện cùng cảm xúc, thẩm mỹ, tính kiên trì, bền bỉ, khéo léo, giáo dục trẻ có ý thức tập thể, biết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, cởi mở, hoà đồng, có tinh thần đoàn kết cho trẻ.
Môn học dạy trẻ hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình học tập của trẻ, cũng như các hoạt động khác. Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thức của bản thân đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì hoạt động giáo dục tạo hình là một bộ phận của văn hoá tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người và môi trường ngày càng đẹp hơn cho trẻ.
Thông qua các hoạt động này, trẻ sẽ hình thành năng lực cảm thụ nghệ thuật, cụ thể vẻ đẹp của những sản phẩm mình tạo ra đồng thời rèn luyện kĩ năng quan sát, tạo hình sáng tạo.