“NGÀY HỘI TẾT NO PÊ CHẦU CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MÔNG’’
- Thứ năm - 16/03/2023 15:22
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Một năm có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân là mùa đẹp nhất trong năm vì trong mùa xuân có ngày tết của 54 dân tộc anh em Việt Nam.
Cứ độ Xuân về khi những cơn mưa phù lất phất bay trong thời tiết se lạnh, những bông hoa đào, hoa mậm khoe sắc trên núi rừng Tây Bắc, đồng bào dân tộc Mông lại nô nức, hào hứng chuẩn bị chào đón một ngày đặc biệt quan trọng đó là ngày tết No Pê Chầu cổ truyền của dân tộc Mông.
Cứ độ Xuân về khi những cơn mưa phù lất phất bay trong thời tiết se lạnh, những bông hoa đào, hoa mậm khoe sắc trên núi rừng Tây Bắc, đồng bào dân tộc Mông lại nô nức, hào hứng chuẩn bị chào đón một ngày đặc biệt quan trọng đó là ngày tết No Pê Chầu cổ truyền của dân tộc Mông.
Một năm có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân là mùa đẹp nhất trong năm vì trong mùa xuân có ngày tết của 54 dân tộc anh em Việt Nam.
Cứ độ Xuân về khi những cơn mưa phù lất phất bay trong thời tiết se lạnh, những bông hoa đào, hoa mậm khoe sắc trên núi rừng Tây Bắc, đồng bào dân tộc Mông lại nô nức, hào hứng chuẩn bị chào đón một ngày đặc biệt quan trọng đó là ngày tết No Pê Chầu cổ truyền của dân tộc Mông.
Khai mạc ngày hội tết No Pê Chầu của đồng bào dân tộc Mông.
Ngày tết củ dân tộc Mông mang đậm đà bản sắc dân tộc, đây là lúc nhà nhà, người người được sum họp bên nhau, được vay quanh bên mâm cơm, rượu thơm ngon sau một năm lao động vất vả cho cuộc sống và ngày tết cũng là lúc mỗi gia đình thể hiện lòng biết ơn đến ông bà tổ tiên, dâng lên những bữa cơm thơm ngon cho ông bà tổ tiên vì đã phù hộ sức khỏe, mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên cho mọi nhà. Trong ngày tết món ăn không thể thiếu đó chính là bánh giầy, bánh giầy là một loại bánh truyền thống của dân tộc Mông nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên và đất xứ sở. Bánh được làm bằng những hạt gạo nếp thơm ngon, được các mẹ, cô nấu chín thành cơm rồi dã nát dẻo để chia thành những chiếc bánh tròn xoay trắng tinh và được gói bộc bằng những chiếc lá dong rừng xanh mướt thơm ngon. Đặc biệt là sẽ làm ra một cái bánh dày to nhất để cúng riêng cho tổ tiên để thể hiện lòng biết ơn của gia đình đối với tổ tiên.
Giã bánh dày.
Ngày tết cũng là lúc những chàng trai cô gái có cơ hội tìm đến nhau, cùng vui chơi. Những cô gái mặc lên mình những bộ trang phục long lanh đầy màu sắc như những bông hoa rừng còn những chàng trai cũng chọn cho mình những bộ trang phục vừa mang bản sắc dân tộc vừa xen lẫn kiểu may hiện đại để ra sân tìm một nửa của mình, khi đến sân các chàng trai sẽ đứng ra một bên và các cô gái đứng ra một bên để ném pao cho nhau, vừa ném pao vừa nói chuyện tìm hiểu về nhau.
Ném pao.
Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, trình độ của người dân cũng được nâng cao thêm cũng chính vì vậy mà đồng bào đã tổ chức nhiều hoạt động vui chơi khác nhau để ngày tết được sinh động và phong phú hơn, trong ngày tết có những hoạt động như: đá bóng, đánh tù lu, kéo ko, đẩy gậy, văn nghệ, thi người đẹp….những hoạt động này là một nguồn động lực to lớn xoa dịu đi những mệt mỏi, vất vả trong một năm qua và cũng là nguồn động lực để động viên đồng bào có thêm sức khỏe, niềm vui để bắt đầu một mùa màng mới.
Kéo co
Được sự yêu mến của nhân dân đồng bào dân tộc Mông nên đại diện nhà trường mầm non Phì Nhừ cùng các cô giáo cũng tham gia biểu diễn văn nghệ góp vui cùng với nhân dân trong ngày hội tết No Pê Chầu của đồng bào dân tộc Mông thêm nhộn nhịp và đặc sắc hơn.