“ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG THÔNG QUA KỂ CHUYỆN”
- Thứ năm - 06/05/2021 15:52
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đối với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với ngôn ngữ âm điệu, hình tượng của các bài hát, bài thơ, đồng dao, dân ca, sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ, lứa tuổi này trẻ đang học nói, những câu chuyện cổ tích ngụ ngôn đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy việc cho trẻ tiếp xúc sớm với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể lại câu chuyện là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất.
Thông qua hoạt động kể chuyện giúp trẻ phát triển, ngôn ngữ, tư duy, trí nhớ, biết yêu quý cái đẹp, khi trẻ tập kể chuyện ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về câu chuyện bằng chính ngôn ngữ của trẻ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Do vậy là giáo viên dạy nhà trẻ 24 – 36 tháng tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt là thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện
Lớp tôi đang dạy là lớp độ tuổi 24 - 36 tháng 100% trẻ dân tộc trên địa bàn sức khỏe các cháu bình thường, khả năng vận động tương đối đồng dều, trẻ ở lớp với cô cả ngày nên thuận lợi trong việc giáo dục rèn luyện có tính xuyên suốt.
Hoạt động kể chuyện là một trong những hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ rất tốt nhưng hoạt động kể chuyện có thành công hay không phần lớn là do giọng kể của giáo viên, mà muốn có giọng kể hay trước hết người giáo viên phải thuộc truyện, hiểu nội dung câu truyện, chính vì vậy tôi luôn đọc kỹ truyện, luyện giọng kể sao cho ngộ nghĩnh đáng yêu phù hợp với từng nhân vật trong câu truyện. Tôi có thể dạy trẻ kể chuyện theo tranh mà nhà trường cấp phát, ngoài kể truyện theo tranh tôi có thể dạy trẻ kể truyện qua mô hình . Trẻ ở lứa tuổi này nhiều khi hay hỏi và trả lời trống không hoặc nói những câu không có nghĩa, vì vậy bản thân tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ hoặc nói mẫu cho trẻ nghe, động viên khuyến khích trẻ nhắc lại, luôn tạo điều kiện đáp ứng mọi câu hỏi của trẻ một cách ngắn gọn, dễ hiểu.
Cho trẻ kể cùng cô. Cô là người dẫn truyện, trẻ kể tiếp cùng cô sau khi xác định được câu hỏi đàm thoại. Tôi luôn tích hợp các nội dung khác vào giờ kể chuyện sao cho hợp lý, logic phù hợp với giờ học.
Ví dụ: Để gây hứng thú vào bài trong các câu chuyện tôi có thể tích hợp thêm.
+ Trò chơi vận động.
+ Âm nhạc: Khi kết thúc hoạt động tôi thường cho trẻ hát vận động theo nhạc.
+ Tập nói: Trong giờ kể truyện tôi luôn chú ý sửa sai cho trẻ, khi trẻ đọc chưa đúng, tôi cho trẻ bắt chước, nhắc lại lời nói của nhân vật, cô giải thích từ khó kết hợp động tác minh họa giúp trẻ hiểu, trẻ nói và làm theo cô.