Hoạt động học là một hoạt động sinh hoạt một ngày của trẻ và cô ở trường, qua hoạt động học sẽ giúp trẻ có thêm một số kiến thức về sự vật hiện tượng xung quanh và biết thêm những kỹ năng cần thiết. Nhưng trẻ của lớp tôi ở lứa tuổi này mới bắt đầu có sự tiếp xúc với bên ngoài khi đến lớp có cô giáo có bạn bè trẻ sẽ cảm thấy như đang trong một môi trường vô cùng rộng lớn, nên trẻ sợ đến lớp nhất là các em 3 tuổi, có trẻ thì buổi đầu rất vui vẻ hào hứng mải mê khám phá xung quanh nhưng đến ngày thứ hai, thứ ba trẻ nhận ra việc phải học thì trẻ bắt đầu khóc, có trẻ thì giả vờ đau đầu, đau bụng để trốn tránh đến lớp,có trẻ thì trong hoạt động học không ngồi im, không tập trung chú ý, đùa nghịch, nói chuyện tự do trong giờ học, tất cả các trẻ đều không hiểu tiếng…Nên dẫn đến kết quả học không được cao. Rõ ràng đó là những dấu hiệu tâm lý của trẻ em sợ đi học. Nguyên nhân chính là các em chưa tìm thấy hứng thú, niềm vui trong các hoạt động học
Nên tôi nghĩ việc gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động học là rất quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Khi trẻ hứng thú với một vấn đề gì đó khi đó sẽ nảy sinh động cơ, tích cực tham gia vào hoạt động đó và sẽ có kết quả cao. Ví dụ như trong hoạt động học nếu trẻ có hứng thú thì trẻ sẽ rất thích học tiết học đó và sẽ không nhàm chán trong những hoạt động học sau. Để gây hứng thú cho trẻ trước khi vào hoạt động học hoặc là tổ chức vào cuối hoạt động học để củng cố kiến thức cho trẻ. Nhưng nghệ thuật tạo hứng thú vừa dễ lại vừa khó, vì trẻ rất thích những gì mới lạ dễ chán với những gì quen thuộc
Với tình trạng của lớp tôi trong các hoạt động học chưa được cao nên tôi đã đặt ra nhiệm vụ cho chính bản thân tôi để làm sao tìm được một giải pháp mới gây hứng thú tối đa cho trẻ vừa giúp trẻ hứng thú học vừa phát triển được tất cả các lĩnh vực của trẻ. Sau một thời gian tìm tòi và sưu tầm tôi đã mạnh dạn đưa ra các trò chơi để gây hứng thú cho trẻ.
Vì thế trước khi vào một tiết học tôi sẽ tổ chức một trò chơi để cho trẻ thích thú và cũng như gởi mở một hoạt động học nào đó, hoạc là sẽ tổ chức trò chơi vào cuối hoạt động học để bổ trợ thêm kiến thức cho trẻ sau một thời gian ngắn học tập.
Trong quá trình dạy trẻ hát, ngoài biện pháp dạy trẻ thông thường tôi sử dụng trò chơi phân vai để dạy trẻ hát giúp trẻ có hứng thú tham gia hoạt động, trẻ dễ nhớ lời ca, nhanh thuộc bài và cũng hiểu lời ca sâu sắc hơn.
Ví dụ như trong chủ đề “Phương tiện giao thông” Khi dạy bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố” cho trẻ nhập vai các cô chú tài xế đang đi trên đường phố và có chú cảnh sát giao thông. Qua trò chơi phân vai này trẻ sẽ nhớ rõ lời bài hát nhanh hơn và trẻ biết thêm kiến thức về luật giao thông mà trẻ không bị căng thẳng lại rất hứng thú.
Trong hoạt động dạo chơi ngoài trời, sau hoạt động dạo chơi quan sát cây tôi sẽ tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Đoán xem cây gì”
- Chuẩn bị: Các loại cây trong sân trường.
- Cách chơi: Chơi cả lớp ở ngoài sân trường. Cô sẽ miêu tả đặc điểm của một loại cây, trẻ sẽ tập trung nghe và suy nghĩ và đoán xem đó là cây gì. Khi cô hô: “Tìm cây, tìm cây” trẻ chạy nhanh đến cây và nói tên của cây đó
Trò chơi này giúp củng cố hiểu biết của trẻ về các loại cây được trồng ở sân trường, qua đó luyện khả năng định hướng nhanh và kĩ năng chạy cho trẻ.
Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới động vật” trong hoạt động học tăng cường tiếng việt tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi thẻ “EL33 Bắt lấy và nói”
- Chuẩn bị: quả bóng, sân chơi sạch sẽ.
- Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn, cô đứng cùng trẻ cô nói từ “con gà” và tung bóng cho một trẻ nào đó, trẻ đó bắt được bóng và nói tiếp mẫu câu “con gà ăn thóc”, Và như vậy với những từ, mẫu câu khác.
Trò chơi này vừa giúp củng cố từ và mẫu câu trẻ vừa học và rèn luyện trí nhớ nhanh nhạy cho trẻ.
Trong hoạt động học nhận biết hình học tôi tổ chức cho trẻ chơi “Nhớ hình” - Chuẩn bị: Bảng viết phấn, giấy vẽ, bút chì.
- Cách chơi: Cô giáo vẽ một hình học lên bảng, sau đó xóa đi. Và hỏi trẻ xem cô vừa vẽ hình gì? Khi trẻ nói đúng thì mời trẻ vẽ lại hình giống hình cô đã xóa.
Trò chơi này sẽ củng cố kiến thức mà cô đã dạy trước đó
Trong hoạt động làm quen chữ cái, tôi cho trẻ chơi sau:
* Trò chơi: “Săn tìm chữ cái”
- Chuẩn bị: Thẻ chữ cái. Mỗi chữ cái có ít nhất hai thẻ.
- Cách chơi: Phát cho mỗi trẻ 1 thẻ chữ cái và cho trẻ đi xung quanh, tìm một bạn có chữ cái giống nhau. Khi tìm được bạn có cùng chữ cái sẽ quay về vòng tròn và ngồi cùng nhau. Lần chơi tiếp theo cô trộn các thẻ với nhau.
- Luật chơi: Mỗi một trẻ chỉ được tìm ghép cặp với một người và phải ghép đúng bạn có cùng chữ cái.
Trò chơi này vừa giúp củng cố kiến thức cho trẻ vừa giúp cho trẻ cảm thấy hết mệt mỏi sau thời gian ngồi học, vừa gây hứng thú cho trẻ để trẻ tham gia tích cực hơn trong hoạt động học sau.
Tôi sử dụng một số trò chơi nhỏ như: “ Trời tối, trời sáng”, “ Úm ba la”… để gây sự bất ngờ cho trẻ xem một vật nào đó. Vì yếu tố bất bất ngờ cũng là một trong những yếu tố kích thích trí tò mò và tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động, đặc biệt là hoạt động học. ( Ảnh 4)
Sau một thời gian tôi áp dụng các trò chơi này trong hoạt động học tôi thấy lớp đã đặt được những kết quả cao trong học tập
* Đối với giáo viên:
- Tôi có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong việc gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động học.
- Mạnh dạn hơn và khắc phục được khó khăn để thực hiện thành công ý tưởng của mình.
- Các hoạt động học đạt hiệu quả cao và thu hút trẻ tham gia tích cực.
- Tổ chức được nhiều hoạt động hơn giúp trẻ vô cùng hứng thú và vui vẻ.
- Có thêm động lực để khám phá, sưu tầm và học hỏi thêm nhiều giải pháp để giúp trẻ học tốt hơn.
* Đối với trẻ:
- Trẻ thích đến trường lớp hơn, không còn tình trạng khóc nhiều như trước.
- Trẻ thích tham gia vào các hoạt động học, và có những kĩ năng cần thiết.
- Trẻ bị thu hút, lôi cuốn và thực sự hứng thú vào hoạt động học
- Trẻ tập trung vào giờ học nhiều hơn, tiếp thu nhanh kiến thức mới.
- Trẻ tự tin và mạnh dạn khi nói lên ý kiến của mình.
- Chất lượng của trẻ đã được tăng lên rõ rẹt.