HỌC SINH VÙNG CAO

Thứ ba - 12/04/2022 16:07
Điểm trường Háng Sông Trên thuộc xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên. ĐiểmTrường nằm trên đỉnh núi nên đường đi lại rất khó khăn. Đường gập gềnh dốc treo leo xuyên qua núi, qua đèo nên để đảm bảo thời gian cho trẻ đến lớp đúng giờ các cô giáo ở đây phải sinh hoạt ngủ nghỉ tại điểm trường.

          Điểm trường Háng Sông Trên thuộc xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên. ĐiểmTrường nằm trên đỉnh núi nên đường đi lại rất khó khăn. Đường gập gềnh dốc treo leo xuyên qua núi, qua đèo nên để đảm bảo thời gian cho trẻ đến lớp đúng giờ các cô giáo ở đây phải sinh hoạt ngủ nghỉ tại điểm trường. Để làm tốt công tác dạy và học, giáo viên các trường mầm non ở vùng cao phải rất cố gắng nỗ lực. Dân ở đây chủ yếu người mông họ đi nương từ rất sớm, nên hầu hết các em học sinh đều tự đến lớp, trong đó có cả những em mới 2 tuổi. Đời sống của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn lắm, cái ăn cái mặc vẫn còn thiếu thốn nên việc quan tâm đến học hành của con em mình cũng còn nhiều hạn chế; bố mẹ cũng chẳng mấy khi đưa con đến trường; trong khi thể trạng, tầm vóc của các em không như trẻ ở dưới xuôi. “Vào mùa đông nhiều hôm chúng tôi phải phân công nhau đến từng nhà cõng các con tới lớp chứ để các con tự đi trong thời tiết giá rét, sương mù không an tâm chút nào”.

       Điểm trường háng sông trên có 34 trẻ học sinh trong độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi, tất cả đều là dân tộc Mông. Ở nhà, các em giao tiếp với mọi người đều bằng tiếng dân tộc mình, nên khi bắt đầu đi học mầm non thì không có em nào biết nói tiếng phổ thông. Do vậy, để cho các em có thể hiểu được thì các cô giáo ở đây phải dạy song ngữ cả tiếng phổ thông và tiếng Mông.

       Việc dạy học ở bậc mầm non vốn vất vả nhất trong các bậc học; với các trường mầm non ở vùng cao vất vả nhân đôi. Cùng một bài thơ, bài hát với trẻ vùng thấp, chỉ cần một ngày hoặc một tiết là các cháu có thể thuộc, nhưng với học sinh ở đây phải mất cả tuần.(ảnh 4)
 Nhưng với điểm trường xa này nhà trường ưu tiên đủ 2 cô trên một lớp để các cô hỗ trợ nhau chăm sóc giáo dục trẻ về cả việc dạy học cũng như cho trẻ làm quen với lao động vệ sinh như: chăm sóc vườn hoa,tưới cây, nhổ cỏ, nhặt lá,giúp cô giáo xếp bàn ghế...

       Có thể thấy việc giảng dạy song song cả tiếng phổ thông và tiếng mẹ đẻ cho các em học sinh vùng đồng bào DTTS đang có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giáo dục hơn nữa, nhất là ở bậc mầm non cần ưu tiên nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất và nhân lực. Đồng thời, cũng cần tiếp tục tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của giáo dục, qua đó nhận được sự chia sẻ, đồng lòng của người dân và chính cha mẹ học sinh

 

Tác giả bài viết: Thào Thị Dính

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay509
  • Tháng hiện tại7,791
  • Tổng lượt truy cập337,227
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính