Với lứa tuổi mầm non, các tiết dạy thơ thường khiến nhiều em cảm thấy buồn ngủ, không hứng thú và cũng vì thế mà việc tiếp thu bài không hiệu quả. Để các tiết thơ hấp dẫn, sinh động và thu hút các em hơn, các cô giáo đã đan xen vào các hoạt động, trò chơi có liên quan đến các bài thơ như:
1. Trò chơi chiếc hộp bí mật.
Sử dụng trò chơi chiếc hộp bí mật để củng cố kiến thức cho các tiết dạy thơ cũng được rất nhiều các cô giáo mầm non áp dụng. Để thực hiện rất đơn giản, cô giáo cần đặt các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ vào một chiếc hộp. Sau đó, cho trẻ chọn hộp theo số thứ tự và trả lời.
2.
Trò chơi ghép tranh theo bài thơ.
Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đến 4 nhóm, mỗi nhóm có một tấm bảng và các bức tranh rời. Sau khi nghe hiệu lệnh hoặc bắt đầu một bài hát, các nhóm chọn các bức tranh phù hợp với thứ tự nội dung bài thơ và ghép chúng theo thứ tự. Kết thúc đoạn nhạc, cô kiểm tra kết quả của các nhóm. Hay trong bài thơ có tranh gì, cô dán tranh vào các góc, sau đó cho trẻ vừa đi vừa đọc thơ tới tranh nào trẻ sẽ đọc đoạn thơ đó... Cô để theo thứ tự cho trẻ dễ nhận biết.
3. Trò chơi đọc thơ nối tiếp.
Cách chơi: Cô giao cho cả lớp một bài thơ đã học, cô giơ tay về phía tổ nào tổ ấy đọc tiếp câu tiếp theo. Trò chơi này sẽ giúp các bé nhanh thuộc, và nhớ lâu các bài thơ đã được học. Ngoài ra cũng tạo không khí tươi vui, giúp các em hứng khởi cho những tiết học tiếp sau đó.
4. Đóng kịch theo nội dung thơ.
Tùy vào bài thơ và các nhân vật có trong bài thơ, cô giáo cho trẻ đóng kịch theo nội dung của thơ. Chẳng hạn bài thơ nói về bà thì cho trẻ đóng vai bà và đọc thơ, bài thơ về chú bộ đội thì cho rẻ đóng vai thành chú bộ đội, bài thơ về bác sỹ thì cho trẻ đóng vai thành bác sỹ,...
5. Tổ chức như một chương trình game show.
Vừa hấp dẫn mà mới lạ, giáo viên sẽ làm MC dẫn chương trình, giới thiệu các đội chơi, giới thiệu các phần thi. Song, cô giáo vẫn giữ lại cái sườn của một tiết thơ và làm khác đi thì sẽ tạo hiệu ứng tốt, giúp bé hứng thú hơn.
6.Trò chơi ai nhanh tay
Cô giáo đưa hình ảnh minh họa của bài thơ, khi đọc đến câu thơ nào trẻ lên lấy hình minh họa tương ứng với câu thơ đó, ai lấy được đúng và nhiều người đó sẽ thắng, hoặc có thể chơi ngược lại, bạn đưa hình ảnh ra, trẻ đọc câu thơ tương ứng.
Như vậy khi thay đổi các hình thức trong một tiết dậy như vậy thấy trẻ hứng thú hơn và nhanh nhớ bài thơi hay câu chuyện mà không làm cho trẻ nhàm chán. Để trẻ hứng thú hơn khi đến lớp.