Hoạt động góc là một trong những hoạt động không chỉ nhằm tạo ra sản phẩm mà còn để thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ. Trẻ được tham gia các hoạt động trải nghiệm và chơi theo nhu cầu và hứng thú của trẻ, trẻ tự nguyện chơi sau khi đã chọn góc chơi. Hoạt động góc còn là một trong những phương tiện giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: Đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng xã hội.
Với những giờ hoạt động chơi ở các góc, chúng tôi có thể cho trẻ chơi tầm 3-4 góc trở lên.
Hoạt động chơi ở góc xây dựng là loại trò chơi biểu hiện khả năng tạo hình của trẻ, từ những khối gỗ, hàng rào nhựa, khối nhựa, hộp giấy…với những hình dạng kích thước khác nhau, trẻ có thể lắp ghép xây dựng nên những công trình như: Ao cá, vườn rau, vườn hoa.. Hoặc từ những vật liệu thiên nhiên như là ốc, đá, sỏi… trẻ xây nên những công viên, Lăng Bác. Trong những công trình đó, sáng kiến của trẻ được bộc lộ rõ nét, tùy theo hoàn cảnh sống, vốn sống và khả năng tưởng tượng, mỗi trẻ...(ảnh 1)
Góc học tập là nơi để các đồ dùng, phiếu bài tập, tranh ảnh, bảng chữ cái, chữ số cần thiết mà giáo viên và học sinh sưu tầm, chuẩn bị cho từng tiết học. Ngoài ra, đây cũng là nơi trưng bày các sản phẩm, kết quả học tập của các em học sinh. Các sản phẩm có thể bổ sung thay thế thường xuyên theo từng tuần, tháng, chủ điểm. Các thầy cô căn cứ vào không gian lớp học để thiết kế, trang trí các góc học tập sao cho phù hợp, tiện cho học sinh trong quá trình sử dụng và mang lại hiệu quả cao. Ngoài thời gian học tập ở trường thì thời gian học tập tại nhà của các em cũng rất quan trọng. Việc có một góc học tập thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, ngăn nắp, gọn gàng sẽ giúp các em có được kết quả học tập cao hơn. Do vậy việc bố trí góc học tập ở lớp và ở nhà là điều cần thiết. Nó tạo hứng thú trong việc học tập, giúp các em dễ dàng tìm thấy đồ dùng học tập, tạo ra tính tự giác, giúp học sinh có những thói quen tốt.(ảnh 2)
Góc học tập là nơi để các đồ dùng, phiếu bài tập, tranh ảnh, bảng chữ cái, chữ số cần thiết mà giáo viên và học sinh sưu tầm, chuẩn bị cho từng tiết học. Ngoài ra, đây cũng là nơi trưng bày các sản phẩm, kết quả học tập của các em học sinh. Các sản phẩm có thể bổ sung thay thế thường xuyên theo từng tuần, tháng, chủ điểm. Các thầy cô căn cứ vào không gian lớp học để thiết kế, trang trí các góc học tập sao cho phù hợp, tiện cho học sinh trong quá trình sử dụng và mang lại hiệu quả cao. Ngoài thời gian học tập ở trường thì thời gian học tập tại nhà của các em cũng rất quan trọng. Việc có một góc học tập thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, ngăn nắp, gọn gàng sẽ giúp các em có được kết quả học tập cao hơn. Do vậy việc bố trí góc học tập ở lớp và ở nhà là điều cần thiết. Nó tạo hứng thú trong việc học tập, giúp các em dễ dàng tìm thấy đồ dùng học tập, tạo ra tính tự giác, giúp học sinh có những thói quen tốt.(ảnh 2)
Còn chơi ở hoạt động góc phân vai, trẻ sẽ được đóng vai như: Bố, mẹ con, cô giáo, bác sĩ, người lớn. Khi chơi cùng bạn bè, anh chị, các bé sẽ học được cách hợp tác, chia sẻ với bán hàng và mua hàng… Trẻ sẽ tự sáng tạo ra cách chơi mới và được giao tiếp, ứng xử niềm nở khi có khách đến mua hàng, và có bệnh nhân đến khám bệnh, trông em bé, làm việc giúp bố mẹ, nấu cơm…trẻ sẽ được học và bắt chước được rất nhiều điều từ người người khác, biết cách phân chia công việc cũng như giải quyết mâu thuẫn xảy ra khi đang chơi. Việc này sẽ giúp trẻ tự tin và hòa đồng hơn rất nhiều. (ảnh 3)
Ở góc hoạt động âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Hoạt động âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.(ảnh 4)
Chơi ở hoạt động góc là một hoạt động không chỉ nhằm tạo ra sản phẩm mà còn để thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ. Trẻ chơi trong hoạt động góc là một hoạt động độc lập tự do và tự nguyện của trẻ: Trẻ tự nghĩ ra dự định và cũng tự mình tiến hành điều khiển trò chơi. Nội dung chơi của trẻ phản ánh cuộc sống hiện thực xung quanh. Bên cạnh đó, mặc dù chơi góc là hoạt động của trẻ nhưng vẫn cần có sự tổ chức, hướng dẫn của cô giáo