TUYÊN TRUYỀN VỀ VIỆC LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CHO TRẺ TẠI NHÀ TỪ CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN

Thứ năm - 07/12/2023 08:34
Tuổi ấu thơ, ai trong chúng ta cũng một lần trải qua cái thời chơi đồ hàng bằng lá cây, bằng dây cuốn của các loại dây leo. Lấy đất sét để nặn thành nồi, chảo, bát, lấy rơm hoặc dây len cuốn lại thành hình búp bê. Có thể nói rằng đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu được đối với cuộc sống của trẻ mầm non. Để thỏa mãn hoạt động vui chơi của trẻ chúng ta có thể cho trẻ tự làm đồ chơi. Đồ chơi tự tạo được làm từ nguyên vật liệu tự nhiên, dễ kiếm, đa dạng và cũng dễ làm, sản phẩm lại gần gũi với hoạt động của trẻ.
Tuổi ấu thơ, ai trong chúng ta cũng một lần trải qua cái thời chơi đồ hàng bằng lá cây, bằng dây cuốn của các loại dây leo. Lấy đất sét để nặn thành nồi, chảo, bát, lấy rơm hoặc dây len cuốn lại thành hình búp bê.  Có thể nói rằng đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu được đối với cuộc sống của trẻ mầm non. Để thỏa mãn hoạt động vui chơi của trẻ chúng ta có thể cho trẻ tự làm đồ chơi. Đồ chơi tự tạo được làm từ nguyên vật liệu tự nhiên, dễ kiếm, đa dạng và cũng dễ làm, sản phẩm lại gần gũi với hoạt động của trẻ. Sự đa dạng của nguyên vật liệu thiên nhiên đã thu hút được sự chú ý của trẻ mang lại cho trẻ niềm say mê hứng thú. Chính những vật liệu đơn giản sẵn có trong cuộc sống hàng ngày là những đồ chơi có giá trị giúp trẻ phát triển toàn diện. Bởi vì đồ chơi tự tạo có ưu điểm nổi bật là sẵn có, thường xuyên đổi mới, phong phú và đặc biệt sáng tạo.
          1. Làm đồ chơi từ đồ nhựa
Bên cạnh đó, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình, thường có rất nhiều sản phẩm bị loại bỏ sau khi sử dụng, chẳng hạn như vỏ chai dầu gội, sữa tắm, lon bia, vỏ hộp sữa, bìa lịch cũ, đĩa CD bị trầy cũ… đó là nguồn vật liệu rất phong phú và đa dạng, có thể tận dụng làm những việc hữu ích. Nếu chúng ta có ý thức thu gom, chọn lọc từ nguồn phế thải đó và có ý tưởng làm các đồ dùng, đồ chơi thì có thể biến những chiếc hộp, bìa to nhỏ thanh ô tô, tàu hỏa, nhà cửa, bàn ghế…

        2. Làm đồ chơi từ quả thông.
 Từ những quả thông ta có thể tạo thành những con chim cho trẻ học toán, học chữ đưa vào các giờ dạy, các góc chơi của trẻ ở trường Mầm non. Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều đồ chơi mang tính sáng tạo phong phú cho lớp học của mình.

       3. Làm đồ chơi từ chất liệu xốp màu và vải nỉ
Ngoài ra chúng ta còn có thể làm nên những đồ chơi vô cùng đơn giản và đẹp mắt từ những chất liệu như xốp, vải nỉ và bông. 

      4. Làm đồ chơi từ gỗ
Những khúc gỗ quanh ta cũng có thể chế ra các đồ chơi cho trẻ, giúp trẻ được hoạt động thỏa thích.

         5. Làm đồ chơi từ sách vở, giấy báo cũ.
Giấy báo hay sách vở cũ là những vật dụng mà chúng ta có thể tận dụng lại để làm ra các đồ chơi như bông hoa, túi xách….
                    Những đồ chơi này vừa dễ làm, dễ sử dụng trong các giờ học và các hoạt động. Qua đó hình thành ý thức tuyền truyền với mọi người xung quanh, từ trẻ đến phụ huynh học sinh về việc bảo vệ môi trường và như vậy, chúng ta đã giảm thiểu được lượng rác thải, giảm chi phí cho việc xử lý rác thải trong vệ sinh môi trường.
           Đồ dùng đồ chơi phù hợp với độ tuổi và mục đích giáo dục trẻ theo từng chủ đề, sẽ kích thích trẻ phát triển các lĩnh vực: vận động, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và các mối quan hệ xã hội. Xác định được tầm quan trọng của đồ dùng, đồ chơi trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, bản thân tôi luôn có ý thức phải chịu khó tìm tòi, sáng tạo và học hỏi. Bé vui học toán hay bút chì thông minh, cùng các ý tưởng các trò chơi, mẫu quảng cáo trên truyền hình để làm đồ dùng, đồ chơi sẵn có và cách sử dụng các đồ dùng, đồ chơi . Hàng tháng trường mầm non chúng tôi nói chung cũng như lớp tôi nói riêng đã làm được rất nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp mang lại hiệu quả cao
Bên cạnh đó nhà trường luôn muốn tạo sự động viên khích lệ giáo viên để giáo viên luôn tìm tòi sáng tạo và làm ra những đồ dùng đồ chơi đẹp mắt, chất lượng và gắn vào cuộ sống hằng ngày dạy trẻ trên lớp đã tổ chức hội thi đồ dùng đồ chơi do nhà trường tổ chức và đã được tất cả giáo viên trong trường tham gia và mang lại nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp, sáng tạo.
           Làm đồ dùng, đồ chơi sẵn có là hoạt động rất cần thiết đối với mỗi giáo viên. Đồng thời để tổ chức tốt hoạt động này theo tôi nghĩ giáo viên phải tận tâm với nghề nghiệp, thực sự yêu thương và tôn trọng trẻ, có ý thức học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng cũng như cần nghiên cứu cập nhập thông tin và nắm vững ý nghĩa tác dụng của đồ dùng đồ chơi làm từ nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, hiểu tầm quan trọng hết sức đặc biệt của việc làm đồ dùng, đồ chơi đối với hoạt động của trẻ.
Làm được như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều đồ chơi cho trẻ. Sự đa dạng của nguyên vật liệu thiên nhiên đã thu hút được sự chú ý của trẻ mang lại cho trẻ niềm say mê hứng thú, trẻ có thể tự mình tạo ra những đồ chơi trẻ yêu thích.  Phát triển tính tò mò, sáng tạo, kích thích trẻ phát triển các lĩnh vực: Vận động, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và các mối quan hệ xã hội. Qua đó hình thành cho các con tính tiết kiệm, không lãng phí và ý thức bảo vệ môi trường.  Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực vừa nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên cũng như năng lực của trẻ em, đồng thời góp một phần lớn vào đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm tại.  Trên cơ sở thực tế, để phát huy khả năng sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của đội ngũ giáo viên và trẻ em nhà trường, nhiều đồ dùng, đồ chơi được làm bằng các vật liệu sẵn có tại địa phương nhưng mang đã thể hiện rõ được những yêu cầu của đổi mới giáo dục mầm non hiện nay: Giúp trẻ em phát triển các lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội; phù hợp với xu thế hội nhập và yêu cầu đổi mới phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ. Mặt khác để phát huy hết tác dụng và giảm chi phí, một số đồ dùng, đồ chơi có thể sử dụng liên thông các lứa tuổi, các bài học giáo dục khác nhau. Điều này càng khẳng định được vai trò, ý nghĩa của việc làm đồ dùng, đồ chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
 
 

Tác giả bài viết: Hà Thị Thuỷ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay59
  • Tháng hiện tại7,341
  • Tổng lượt truy cập336,777
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính