“Thổi hồn” vào những viên đá vô tri

Thứ hai - 06/05/2024 20:27
Đây là ý tưởng độc đáo của các cô giáo Trường Mầm non Phì Nhừ (huyện Điện Biên Đông).
Đây là ý tưởng độc đáo của các cô giáo Trường Mầm non Phì Nhừ (huyện Điện Biên Đông). Trong năm học này, khoảng sân của ngôi trường vùng cao này trở nên nổi bật hơn hẳn với những bức bích họa làm bằng đá cuội được gắn và trang trí trên bồn cây cảnh, tường bao quanh sân...(ảnh 1,2)
ảnh 1
ảnh 2.

Đá trang trí có nhiều kích cỡ khác nhau, nhỏ nhất cũng bằng ngón tay, cỡ lớn bằng chiếc bàn học sinh. Kiểu dáng cũng rất đa dạng, phía bên mặt đá được trang trí phong cảnh với nhiều chủ đề khác nhau, như thắng cảnh quê hương, di tích lịch sử, chủ đề về gia đình, động vật, thực vật...
Những viên đá cuội được trang trí sinh động không chỉ làm nổi bật không gian mà còn là đồ chơi để trẻ được trải nghiệm, khám phá cũng là dụng cụ để dạy học trực quan cho hàng trăm học sinh của nhà trường.
Cuộc sống của nhân dân ở xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông thu nhập chủ yếu đến từ các loại nông sản được thu hoạch sau mỗi mùa vụ. Vì vậy, công tác xã hội hóa cho giáo dục là rất khó khăn, nên các cô đã tận dụng những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, gồm: Tre, gỗ, đá cuội... thậm chí là phế phẩm như lõi ngô, vỏ hến hay miếng xốp bọc trái cây để biến hóa thành tranh bích họa, đồ chơi, dụng cụ dạy học.
Để hiện thực hóa ý tưởng, chúng tôi thường tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần ra các khe suối (cách trường 9 - 10km), để nhặt đá, tìm nhặt những viên đá cuội thích hợp. (ảnh 3,4)
ảnh 3

ảnh 4

Sau khi nhặt đá về, các cô giáo lọc ra theo bộ, rửa sạch rồi phơi khô và lên ý tưởng cho những viên đá cuội ấy. Ý tưởng sẽ theo chủ đề khác nhau, như thực vật, động vật, danh lam thắng cảnh... Thông thường các cô sẽ chọn những viên đá có hình thù tương tự nhất để có thể dễ dàng tạo hình.(ảnh 5,6)
ảnh 5

ảnh 6

Đá sau khi được phơi khô, giáo viên sẽ sơn nền và vẽ theo chủ đề cụ thể. Thời gian hoàn thành cũng tùy thuộc vào chủ đề thực hiện. Trong mỗi viên đá, chúng tôi có thể vẽ mô phỏng danh lam thắng cảnh nổi tiếng của địa phương. Với chủ đề về con vật, các “họa sĩ” chúng tôi sẽ vẽ thêm hoặc bớt các con vật trong phạm vi 10, để tích hợp dạy học cho trẻ. (ảnh 7)

Dù không đếm chính xác, nhưng ước lượng cũng phải cả nghìn viên đá cuội được các cô giáo nhặt về từ các khe suối. Trong quá trình thực hiện ý tưởng, tôi không nghĩ chúng tôi lại khéo tay đến vậy. Tự tay mình tạo ra sản phẩm, nên chúng tôi cũng rất hăng say, vui vẻ. Thông qua hoạt động này, phụ huynh cũng nhìn ra được tầm quan trọng về đồ chơi, dụng cụ dạy học cho trẻ ở bậc học mầm non.(ảnh 8)
Việc nhặt đá cuội cũng đòi hỏi phải có thời gian quan sát, lựa chọn tỉ mỉ những viên đá thực sự phù hợp. Dù đôi lúc khá mệt, song ai cũng hứng thú vì có thể tạo ra môi trường học tập cho trẻ từ chính những nguyên liệu thô sơ sẵn có trong tự nhiên.
Những viên đá cuội thô sơ, nhưng qua đôi bàn tay khéo léo của các cô giáo Trường Mầm non Phì Nhừ, huyện miền núi Điện Biên Đông, đã trở thành những bức bức họa, đồ dùng học tập trực quan vô cùng sinh động(ảnh 9,10,11,12)
ảnh 9ảnh 10
ảnh 11

ảnh 12

Tác giả bài viết: Giàng Thị Súa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay64
  • Tháng hiện tại4,830
  • Tổng lượt truy cập242,604
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính