ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC STEAMS TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRƯỜNG MẦM NON PHÌ NHỪ

Thứ ba - 07/11/2023 03:54
Phương pháp dạy học STEAM theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động.
Phương pháp dạy học STEAM theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động.
Trong quá trình hoạt động, trẻ tự khám phá, tự chơi, tự học dưới sự quan sát của giáo viên trên tinh thần tôn trọng sự tự do của trẻ. Trẻ học theo hứng thú và sở thích của mình. Tức là, trẻ được tự do lựa chọn cách thức thực hiện, cách khám phá, tìm hiểu sự vật, hiện tượng, nguyên liệu học tập hay bất kỳ thứ gì trẻ sáng tạo ra. Ngoài ra, mỗi cá nhân trẻ sẽ luôn độc lập về nhận thức và tính cách. Giáo viên chỉ tham gia vào quá trình tìm hiểu của trẻ khi có những hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
(Ảnh 1. )

Vai trò của giáo viên còn là người quan sát, phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu của trẻ để vun đắp, bồi dưỡng thêm. Đồng thời, giáo viên cũng hỗ trợ trẻ trong việc tìm ra những mối liên hệ giữa các lĩnh vực có trong sản phẩm trẻ muốn tạo ra nhằm giúp trẻ phát triển nhận thức một cách toàn diện nhất. Bên cạnh đó, giáo viên là người tạo môi trường, đồ dùng học tập đặc biệt có yếu tố “sáng tạo” để trẻ được thoả sức phát huy sự sáng tạo của mình, tận dụng hết những nguyên vật liệu xung quanh nhằm tạo ra sản phẩm theo ý muốn của trẻ, trẻ tự tìm hiểu và tự sửa lỗi cho đến khi đạt được mục đích. Trong tổ chức các hoạt động, giáo viên có thể linh hoạt và tích hợp nhiều lĩnh vực để tạo điều kiện cho trẻ thoả sức khám phá, thích thú, say mê hoàn tất công việc của mình hoặc chuyển sang hoạt động khác nếu cần thiết. Phương pháp STEAM còn đề cao việc trẻ tự học, hướng đến các hoạt động ý nghĩa và rèn luyện kỹ năng mềm. Trẻ được trải nghiệm thực tế và rút kinh nghiệm cho bản thân.
(Ảnh 2. )

Từ những đặc điểm trên cho thấy, phương pháp STEAM giúp trẻ được trải nghiệm, được thực hành bằng những kỹ năng, kiến thức vô cùng gần gũi với cuộc sống của trẻ. Qua mỗi hoạt động, trẻ sẽ tạo ra được những sản phẩm thực, hữu dụng trong cuộc sống. Điều đó tạo cho trẻ hứng khởi và nềm yêu thích đến trường, yêu thích khám phá tìm hiểu mọi vấn đề trong cuộc sống. Đó chính là mục tiêu mà giáo dục STEAM luôn hướng tới.
Giáo viên giúp trẻ nắm lấy STEAM bằng cách yêu cầu trẻ đưa ra các câu hỏi, chia sẻ trong sự phấn khích của trẻ và tạo cho trẻ nhiều cơ hội khám phá. Do đó, tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình theo phương pháp STEAM chính là cách giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình có tính tích hợp, lồng ghép nhiều kiến thức, lĩnh vực cùng một lúc với nhau chứ không đơn thuần là một hoạt động tạo hình thiên về lĩnh vực nghệ thuật.
(Ảnh 3. )

Hoạt động tạo hình là một dạng nghệ thuật nhằm giúp trẻ nhận biết và phản ánh thế giới xung quanh thông qua những hình tượng nghệ thuật, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về nhận thức - ngôn ngữ - thẩm mỹ - tình cảm, kĩ năng xã hội. Từ đó tạo nền tảng phát triển cho những giai đoạn tiếp theo của trẻ. Tham gia hoạt động tạo hình, trẻ được làm quen, tiếp xúc không chỉ với cái đẹp trong đời sống xung quanh mà cả trong nghệ thuật như thông qua tranh ảnh, các sản phẩm thủ công mĩ nghệ, tượng…phù hợp với lứa tuổi sẽ mở ra trước mắt trẻ sự phong phú, sống động của màu sắc, của âm thanh, sự biến đổi của chúng trong không gian. Đây là những yếu tố kích thích sự rung động, xúc cảm thẩm mĩ. Quá trình trẻ tạo ra các sản phẩm tạo hình không chỉ tạo cơ hội thuận lợi cho trẻ được tiếp xúc với cái đẹp, tìm hiểu cái đẹp mà còn làm nảy sinh và nuôi dưỡng hứn g thú hoạt động nghệ thuật, niềm say mê sáng tạo nghệ thuật
(Ảnh 4. )

Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động tạo hình là một trong những phương pháp sáng tạo đem lại hiệu quả đối với trẻ tại Trường Mầm non Phì Nhừ. Đây là một điểm sáng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tại nhà trường đáp ứng nội dung chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm". Trong thời gian tiếp theo ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM tiếp tục được nghiên cứu và tổ chức trong các hoạt động giáo dục khác của nhà trường giúp trẻ tự tin, chủ động, sáng tạo trong mọi hoạt động.
(Ảnh 5. )

Bên cạnh đó, trường còn giúp trẻ có cơ hội được tiếp xúc, cọ sát với thế giới xung quanh để tăng cường sự tự tin và mạnh dạn, mở rộng hiểu biết với thế giới bên ngoài. Cần cho trẻ giao lưu rộng rãi với nhiều người trong xã hội, bạn bè cùng trang lứa ở nơi công cộng cũng như trường học. VD: Thông qua các hoạt động trải nghiệm ngày hội STEAM......Cách tiếp cận dạy học theo phương pháp STEAM chắc chắn không phải là nhiệm vụ dễ dàng nhưng những lợi ích mà STEAM mang lại cho trẻ nhỏ và trường học thì rất lớn. Trường học sẽ không chỉ là nơi để giảng dạy lý thuyết mà ở nơi đó những đứa trẻ được trải nghiệm những kiến thức thực tiễn vừa lớn khôn, trưởng thành, “chơi thông minh và học vui vẻ”.
(Ảnh 6. )

Giáo dục STEAM có vai trò quan trọng giúp tạo ra các định hướng tư duy tích cực và tạo nên thói quen học tập tích cực, đó là những gì chúng ta cần cho trẻ mầm non. Bởi, trẻ mầm non thường có sự hiếu kỳ và có rất nhiều câu hỏi, khi sinh ra đã là những nhà khoa học tự nhiên, say mê tìm tòi và nghiên cứu thế giới xung quanh.
Giáo dục STEAM khơi dậy niềm yêu thích học tập trong trẻ.Trẻ được tiếp cận STEAM từ sớm mang tới những lợi ích tuyệt vời, hỗ trợ và giúp trẻ khám phá bản thân, xây dựng cho trẻ có những kỹ năng cần thiết có thể vận dụng và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay.
 
 

Tác giả bài viết: Lò Thị Trang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay298
  • Tháng hiện tại11,140
  • Tổng lượt truy cập236,082
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính