Ngày 20/11, Ngày Nhà giáo Việt Nam, là dịp để cả xã hội tôn vinh những người thầy, người cô – những người đã dạy dỗ, chăm sóc và dẫn dắt chúng ta trên con đường tri thức. Đây không chỉ là một ngày kỷ niệm, mà còn là một hành trình trở về, nơi chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với công lao to lớn của những người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục.
Hằng ngày các bé ở trường từ 6 giờ 45 phút đến 16 giờ 30 phút chiều. Trong suốt thời gian này bé được các cô chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục bằng các hoạt động như là vui chơi, học tập và được rèn nề nếp lễ giáo cho trẻ, trẻ đến trường mầm non được lĩnh hội các kỹ năng sống, phát triển tình cảm những kinh nghiệm xã hội, được nuôi dưỡng sự phát triển trí tuệ và kiến thức cho trẻ.
Hoạt động vui chơi ngoài trời là hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường mầm non. Tham gia hoạt động trẻ được tiếp xúc trực tiếp với các sự vật hiện tượng xung quanh vừa gần gũi vừa phong phú, đa dạng, trẻ được hít thở bầu không khí trong lành, tạo điều kiện cho trẻ được tìm tòi, khám phá thỏa mãn trí tò mò của trẻ cũng như giúp trẻ tăng cường sức khỏe và thể lực
Là cô giáo mầm non ai ai cũng biết việc trồng cây xanh, hoa ở góc thiên nhiên của lớp, ngoài hành lang, ở sân, vườn trong trường mầm non ngoài tác dụng xanh hóa môi trường, tạo bóng mát, tạo cảnh quan cho trường mầm non góp phần xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp còn tạo điều kiện cho giáo viên có đầy đủ cơ sở vật chất và là phương tiện giúp giáo viên hướng dẫn, dạy trẻ giáo dục bảo vệ môi trường đạt kết quả cao và tạo được môi trường phong phú cho trẻ được trải nghiệm.
Bài thơ nói về nỗi lồng của cô giáo mầm non, tuy công việc vất vả đủ đường nhưng vì yêu nghề, yêu trẻ thơ nên cô đã quê mình để ngày tháng, sớm chiều bên học trò của mình với tất cả bảng tình yêu thương cô có dành hết cho trường lớp, từ công việc tạo môi trường, đến chuẩn bị đồ dùng và chăm sóc giáo dục trẻ, cuối cùng các c cũng mong gia đình, bố mẹ, chồng con, cùng với phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội hiểu được nỗi lòng, sự vất vả của ngành mầm non từ đó các cô sẽ cố gắng gắn bó với nghề hơn
Có lẽ vậy, mỗi khi nhắc đến Điện Biên chúng ta vẫn không khỏi bồi hồi, thổn thức và tự hào. Bên cạnh truyền thống yêu nước là nền văn hoá lâu đời. Trên mảnh đất lịch sử Điện Biên, người Thái là một trong 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, chiếm 37,99% trong tổng số trên 55 vạn dân của tỉnh.
Trên tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu, các cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường đều phấn khởi, tích cực tham gia để chuẩn bị trước thềm năm học mới.
Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi trẻ là không giống nhau phụ thuộc vào giới tính, sức khỏe, khả năng hấp thụ. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ tạo điều kiện tốt để trẻ phát triển vóc dáng, thể lực và trí tuệ.
Không khí của ngày tết thiếu nhi đã tràn ngập trên khắp cả nước trong niềm vui hân hoan của tuổi thơ. Hòa chung với không khí tưng bừng, phấn khởi của thiếu nhi trên thế giới chào đón ngày Quốc tế thiếu nhi, sáng ngày 27 tháng 5 năm 2024 điểm trường Trống Mông, Trường Mầm non Phì Nhừ tổ chức "Vui tết thiếu nhi 1-6, lễ ra trường” cho các bé 5 tuổi.
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui đối với trẻ mẫu giáo nói chung và đối với trẻ lớp mẫu giáo ghép 3-4-5 tuổi Trống giông nói riêng, trẻ được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy, thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm.
Ngày Tết thiếu nhi 1/6 luôn là ngày được các bạn nhỏ mong chờ nhất. Không chỉ là Ngày hội dành riêng cho các bé, ngày 1/6 còn là thời điểm các bé vừa kết thúc năm học. Do đó vào cuối tháng 5 năm 2024 Trường mầm non Phì Nhừ phối hợp cùng Chương trình vùng Điện Biên Đông 2 xây dựng kế hoạch tổ chức tết thiếu nhi 1.6 cho trẻ em tại trường.
Rộn rã, háo hức giờ ra chơi
Không còn cảnh nhiều học sinh rượt đuổi nhau, nghịch phá hoặc chơi các trò “bạo lực” vào giờ ra chơi. Thay vào đó, sân trường rộn rã những nhóm nhảy lò cò, nhảy dây, ,… Mỗi giờ ra chơi giống như một ngày hội văn hóa dân gian với rất nhiều trò chơi từ dễ đến khó. Mỗi lớp diễn ra một trò chơi khác nhau. Cả cô và trò tuy thấm mệt nhưng đều rất vui.
Trong hoàn cảnh công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, học sinh hầu hết bị lôi cuốn với những trò chơi điện tử, các đồ chơi bạo lực trên mạng thì việc đưa trò chơi dân gian vào trường học đã tạo điều kiện cho các em được tham gia nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh.