VIẾT VỀ CÔ GIÁO MẦM NON

Chủ nhật - 15/09/2024 20:15
Trong muôn vàn nghề, nhiều khi cũng không hiểu tại sao mình lại chọn nghề Giáo viên mầm non. Vậylà đã 1 năm tôi làm giáo mầm non, cái nghề “sớm con muộn chồng” ấy đã khiến tôi không ít lần phải rơi nước mắt, nhưng cũng có bao niềm vui hạnh phúc khi thấy lớp lớp trẻ thơ trưởng thành qua sự chăm sóc dạy dỗ của cô. Phải chăng tình yêu nghề, yêu trẻ đã giúp tôi cùng các cô giáo mầm non Phì Nhừ vượt qua khó khăn của nghề cao quý mà mình đã lựa chọn.
“Mùa xuân ai đi hái hoa, còn em đi nuôi dạy trẻ…? Ai cũng bảo đó là nghề cao quý nhất… Có một nghề không trồng hoa từ đất… Mà gieo trồng những đóa hoa thơ"...YÊU NGƯỜI BAO NHIÊU, TA CÀNG YÊU NGHỀ BẤY NHIÊU..
Ai cũng nói, cô giáo mầm non đa tài lắm.Quả đúng như vậy.Giáo viên mầm non là tổng hợp tất cả các nghề.Này nhé, giáo viên mầm non là một “bác sĩ”. Bởi vì để trở thành giáo viên mầm non, các cô cũng phải hiểu một cách căn bản nhất về các bệnh thường gặp của trẻ, cách phòng ngừa và điều trị. Bên cạnh đó, các cô giáo mầm non còn là những chuyên gia tâm lý của trẻ.Không nắm bắt được đặc điểm tâm lý của từng trẻ thì không thể đưa ra phương pháp giáo dục trẻ đúng đắn được. Qua mỗi chương trình văn nghệ hay hội thi, giáo viên mầm non còn là “nghệ sĩ múa”, “ca sĩ”… Không chỉ hát hay, múa dẻo, mà giáo viên mầm non còn là những nhà “biên đạo múa” tài ba khi tổ chức các lễ hội cho trẻ. Các tiết mục văn nghệ của cô và cháu dàn dựng, biểu diễn luôn nhận được sự khen ngợi của khán giả.( cha mẹ học sinh) Rồi nữa, giáo viên mầm non là một “họa sĩ” có nghề. Hàng ngày chúng tôi phải chuẩn bị đồ dùng học tập, đồ chơi  để phục vụ cho các hoạt động của trẻ. Đến trường mầm non Phì Nhừ các bặc phụ huynh còn nhìn thấy các bức tranh vẽ, xé dán, những hình ảnh ở các góc chơi và trang trí lớp sinh động thì đúng thật nói các cô là “họa sĩ” quả không sai. Đồ dùng, đồ chơi của giáo viên mầm non làm hầu hết là tận dụng từ những phế liệu như chai nhựa, hộp giấy, mẩu gỗ, vải vụn… Nhiều khi chúng tôi cứ như là những người thu mua đồng nát, ra đường thấy cái chai hay cái lọ, vỏ lon nước ngọt, nắp chai, vỏ hộp sữa... có thể tận dụng được cũng nhặt nhạnh về, rửa sạch để làm đồ chơi cho  các con.
Giáo viên mầm non chúng tôi, áp lực về chuyên môn như lên kế hoạch giảng dạy, làm sổ sách, làm phổ cập rồi thực hiện các phần mềm quản lý nhóm lớp, chăm sóc giáo dục trẻ... là mối quan tâm thường trực. Nhưng có một một phần áp lực nặng nề luôn đè nặng lên vai những người làm công tác trong ngành giáo dục như các cô giáo mầm non, đó là những áp lực về trách nhiệm. Giáo viên mầm non luôn có tâm lý lo lắng những điều bất ngờ có thể xảy ra ngoài tầm kiểm soát hoặc bất khả kháng ở trường. Giáo viên phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, trong khi trẻ nhỏ, hệ vận động và xương khớp đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện thì việc rủi ro và tai nạn thường khó tránh khỏi. Bé đang đi va vào bạn, ngã chống tay xuống đất bị trẹo tay, chạy xô vào bạn, ngã bị bầm tím, chơi ngoài sân chạy nhảy cũng ngã, tranh giành đồ chơi đánh bạn, cắn hoặc xô bạn ngã là chuyện thường xảy ra. Chuyện học sinh tè ra quần cô lúc cô bế dỗ nín khóc hay nôn trớ ra người cô giáo là chuyện bình thường. Có lần, ở lớp có một cháu bị ốm nhẹ, dù đã được cô quan tâm những bất ngờ cháu lên cơn sốt và co giật, lúc đó, các cô một mặt liên hệ với phụ huynh học sinh, mấy cô hoảng hốt ôm cháu đi cấp cứu. Lúc ấy, nhiều cô giáo đã bật khóc vì lo cho cháu và thương đồng nghiệp.Những giọt nước mắt của những người mẹ thứ hai của trẻ khiến tôi không thể cầm lòng.

Rồi có những chuyện trớ trêu khi cô rèn trẻ biết lao động làm những công việc phù hợp với lứa tuổi như: giúp cô kê dọn bàn ghế, lau bàn ghế và giá đồ chơi… thì có phụ huynh phản ứng gay gắt vì cho rằng cháu ở nhà được bố mẹ chăm sóc và làm giúp mọi việc, các cô giáo không nên “bắt” trẻ làm những việc đó.

Còn muôn vàn những tình huống mà giáo viên mầm non phải đối mặt hàng ngày.Nhưng có một áp lực nữa, đó là đôi khi giáo viên mầm non cũng là một “nạn nhân” của mạng xã hội. Đôi khi dư luận xã hội dậy sóng “lên án theo phong trào” khi trên báo chí xuất hiện một mẩu tin, một bức ảnh, hay một đoạn clip tố cáo, làm chứng việc các bảo mẫu, giáo viên mầm non có hành vi đánh đập, gây nguy hiểm cho trẻ. Đó là điều rất dễ hiểu, và thực tế đúng là có những vụ việc như thế khiến pháp luật vào cuộc, lên tiếng “cảnh tỉnh” các bậc phụ huynh, khiến xã hội trở nên nhạy cảm hơn với mọi thứ liên quan đến “mầm non”. Dư luận xã hội đã bao giờ nhìn nhận công bằng rằng những người bị bắt giữ, tố cáo trong các vụ bạo hành trẻ mầm non chỉ là thiểu số trong số hàng trăm nghìn giáo viên chân chính?Nhiều khi chúng tôi cũng phải rơi nước mắt vì xót xa thương trẻ, và thấy phẫn nộ với những hành vi bất nhân của những bảo mẫu không có lương tâm nghề nghiệp đó. Làm nghề sư phạm điều đầu tiên cần có là yêu thương trẻ, đã yêu thương thì làm sao có thể làm đau những bé ngây thơ vô tội được?

Vất vả là thế, áp lực là thế nhưng rồi nhìn những khuôn mặt thơ ngây, nụ cười trong sáng và những đôi mắt trong veo của trẻ đã khiến chúng tôi vượt qua tất cả, chúng tôi cũng có những niềm hạnh phúc riêng mà ít người có được. Trong mắt trẻ thơ, cô giáo mầm non như những thần tượng. Nhiều phụ huynh chia sẻ với chúng tôi “khi về nhà lúc nào các con cũng nói “cô của con bảo thế này…” con yêu cô giáo của con lắm, và đến ngày nghỉ cũng bắt bố mẹ phải đưa đi học, thậm chí trẻ nghỉ ốm ở nhà, khi uống thuốc cũng bảo mẹ đưa đến trường để cô giáo con cho uống, để các bạn khen con… Chúng tôi vui lắm khi các con có tiến bộ hàng ngày. Có những trẻ khi đi học không biết ăn rau, ăn thịt… thì qua vài tuần đến lớp, được sự động viên của cô thì trẻ đã biết ăn các thức ăn mà trước đó trẻ chưa từng ăn. Có chuyện gì vui buồn ở nhà đến cũng kể cho
Các cô giáo trường mầm non Phì Nhừ- người “thầm lặng ươm những mầm xanh thể hệ tương lai của đất nước”, bước vào thế kỷ mở đầu cho nền văn minh và trí tuệ, các cô giáo đã  chở những chuyến đò cập bến bờ yêu thương,chúng tôi luôn tự hào vì điều đó, người đã dìu dắt trẻ thơ bước đi những bước đầu đời. các bặc phụ huynh hãy tin tưởng và gửi gắm con em của mình đến với chúng tôi, trường mầm non Phì Nhừ, ngôi trường là nhà, cô giáo là mẹ hiền, con của bạn chính là con của chúng tôi, hãy gửi trọn niềm tin,nhà trường và các bậc cha mẹ dành những gì tốt đẹp nhất cho các con!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay10
  • Tháng hiện tại16,711
  • Tổng lượt truy cập287,717
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính