CÔNG TÁC TẠO MÔI TRƯỜNG TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ

Thứ hai - 10/01/2022 14:14
Đối với trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số việc tăng cường tiếng Việt có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ, đảm bảo cho các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt, hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non, tạo tiền đề cho việc học tập, lĩnh hội kiến thức ở cấp học tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số.
Công tác tạo môi trường tiếng việt tại điểm trường trung tâm
Công tác tạo môi trường tiếng việt tại điểm trường trung tâm
          Hiện nay, ngôn ngữ sử dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta là tiếng Việt. Đối với trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số việc tăng cường tiếng Việt có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ, đảm bảo cho các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt, hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non, tạo tiền đề cho việc học tập, lĩnh hội kiến thức ở cấp học tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số.
        Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ em, việc xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Dưới đây là một số nội dung xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số.
          Môi trường trong lớp học: Môi trường của các nhóm, lớp phải tạo cho trẻ có nhiều cơ hội học tập và được hoạt động với môi trường tiếng Việt, cho dù trẻ học trong lớp đơn hay lớp mẫu giáo ghép. Ví dụ: các đồ dùng các nhân của trẻ, các thiết bị trong lớp được dán ký hiệu bằng các chữ cái; các mảng tường có sử dụng đa dạng các kiểu chữ cái; các chữ cái và chữ số treo/dán trong lớp.
z3096998193958 dfac2dc385b1bea94e6a1f4235550114

z3096998186807 67899f6ffb6ce7a1557a03414a080421

z3096946782002 58708c41674722bcd50dd55bfac6751d

z3096946347168 c598fe557dbd508410fb82802429cdb5
 
          Môi trường hoạt động ngoài trời: Cần chú ý thiết kế xây dựng các góc hoạt động cho trẻ ngoài lớp học (như góc thiên nhiên, góc vận động..) tận dụng các điều kiện cơ sở vật chất sẵn có của trường, tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương để giao nhiệm vụ cho trẻ, khuyến khích trẻ giao tiếp, tương tác với nhau bằng tiếng Việt.
ảnh 5

ảnh 1

ảnh 7

ảnh 8
            Từ các nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên, với những đôi bàn tay khéo léo của các cô sau những giờ trả trẻ đã tạo được môi trường tăng cường tiếng việt cho trẻ phong phú, đa dạng, phục vụ tốt cho công tác dạy và học của cô. Tạo môi trường tiếng việt thu hút sự chú ý của trẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay354
  • Tháng hiện tại2,566
  • Tổng lượt truy cập240,340
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính