TẾT CỔ TRUYỀN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC H’MÔNG

Thứ bảy - 13/01/2024 08:52
Đồng bào dân tộc H’Mông có nhiều phong tục tập quán phong phú, đặc sắc, trong đó, có Tết cổ truyền diễn ra vào ngày 30/11 âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm mùa vụ thu hoạch xong, thời tiết thuận lợi. Thi vị nhất trong không gian Tết của người Mông
Đồng bào dân tộc H’Mông có nhiều phong tục tập quán phong phú, đặc sắc, trong đó, có Tết cổ truyền diễn ra vào ngày 30/11 âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm mùa vụ thu hoạch xong, thời tiết thuận lợi. Thi vị nhất trong không gian Tết của người Mông, có lẽ chính là những cành hoa mơ, hoa mận hay những gốc đào điểm tô bên những hiên nhà.(ảnh 1)
Ẩm thực của người Mông có những món ăn rất thú vị, ngoài món thắng cố quen thuộc mà du khách dễ dàng bắt gặp ở các chợ phiên vùng cao, thì Tết của người H’Mông không thể thiếu món bánh dày. Theo quan niệm của người H’Mông, bánh dày là biểu tượng của mặt Trời, mặt Trăng, là nguồn gốc sinh ra loài người và muôn loài nên trong mâm cơm ngày Tết nhất thiết phải có món bánh này để dâng cúng tổ tiên và khoản đãi khách đến chơi nhà. Để làm được chiếc bánh dày phải tốn rất nhiều công phu, từ khâu chọn gạo, ngâm gạo, đồ xôi cho đến giã bánh, nặn bánh … trong đó công đoạn giã bánh là vất vả nhất, song cũng đưa lại nhiều niềm vui nhất, những ngày 30 Tết khắp các bản người Mông đâu đâu cũng nô nức tiếng chày giã bánh, nhà nào cũng phải chuẩn bị từ 50 – 100 chiếc thì cái Tết mới xem như tươm tất được. (ảnh 2) 
Bên cạnh bánh dày, thì mèn mén và rượu ngô cũng là hai loại ẩm thực đặc trưng của người Mông. Rượu được làm từ giống ngô vàng dẻo ngọt, có vị ngọt, thơm lạ lùng, nhấp một ngụm là có thể cảm nhận mùi thơm và vị ấm nóng lan tỏa khắp cơ thể. Giữa cái lạnh của núi rừng Tây Bắc, giữa không gian ngập tràn hoa mơ, hoa mận nở, cả gia chủ và khách quý cùng nâng ly và chúc cho nhau một năm mới vui vẻ, đủ đầy. 
Trong ba ngày Tết, người Mông có tục dán giấy lên các công cụ lao động hằng ngày và để dưới bàn thờ như một sự tri ân những công cụ đã luôn theo mình trong lao động, sản xuất suốt năm qua. Hay giống như nhiều dân tộc khác, trong ngày Tết người Mông cũng có những điều kiêng kị nho nhỏ để mong một năm mới an thuận, yên vui như kiêng ăn rau, kiêng tắt lửa trong bếp, kiêng giẫm lên bếp lò. kiêng việc nướng cháy bánh dày …
Khoác lên mình những bộ quần áo mới, trai gái bản Mông say sưa trong những trò trơi dân gian truyền thống như ném pao, đánh cù, đánh quay, thổi khèn, múa khèn … Khắp bản, đâu đâu cũng rộn rã tiếng cười nói cùng những lời chúc sức khỏe, bình an và chúc cho năm mới mùa màng tươi tốt, bội thu. Tết truyền thống, là dịp để đồng bào dân tộc Mông nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm lao động hăng say, vất vả, cũng là dịp để ôn lại và củng cố thêm truyền thống văn hóa của dân tộc, đồng thời, qua đó tình cảm cộng đồng thêm được gắn kết. ( ảnh 3)
 
 
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Vân Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay255
  • Tháng hiện tại11,097
  • Tổng lượt truy cập236,039
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính